Mẹo vặt tăng tuổi thọ cho nồi cơm điện

Vai trò chính của nồi cơm điện là nấu cơm, cũng có thể hấp, sấy thức ăn. Bạn không nên dùng nồi để ninh hay hầm; không nấu thực phẩm có tính axit hoặc kiềm vì có thể gây hư hại lòng nồi. Nếu nồi của bạn có lớp men chống dính thì không được chà rửa bằng miếng rửa bát cứng, miếng cọ xoong bằng kim loại, sẽ làm hỏng lớp men chống dính của nồi.

Không vo gạo bên trong nồi

Lời khuyên đầu tiên và quan trọng nhất của tôi dành cho bạn đó chính là không nên vo gạo bên trong nồi. Với nồi cao cấp thì việc làm này không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, với những loại nồi dạng trung hoặc rẻ tiền, việc này khá mạo hiểm. Thường xuyên vo gạo trong nồi sẽ khiến lớp phủ bên trong ruột nồi nhanh chóng bị hỏng.

Không dùng muôi được cung cấp

Mỗi chiếc nồi cơm điện đều có chiếc muôi đi kèm. Thật buồn cười khi nhiều gia đình lại không sử dụng muôi này và thay bằng chiếc muôi khác. Điều khác biệt đó chính là nhà sản xuất đã nghiên cứu về chất liệu và kiểu dáng phù hợp của muôi đối với nồi. Vì thế, nếu muốn nồi bền, hãy tôn trọng nhà sản xuất.

Không lau bên ngoài vỏ của ruột nồi

Sau khi bỏ gạo và nước, bạn không lau khô phần ngoài của ruột nồi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang góp phần làm hỏng chế độ làm nóng, ảnh hưởng đến nhiệt độ nấu cơm khiến cơm không được ngon như ý.

Giữ ấm nồi quá lâu

Chức năng chính của nồi cơm điện chính là nấu cơm. Chức năng giữ ấm không nên quá lạm dụng. Có người sử dụng chế độ giữ ấm lên đến 5 giờ đồng hồ. Điều này vừa khiến cơm không ngon vừa nhanh phải mang nồi đi bảo hành, sửa chữa.

Nấu không đúng dung lượng

Bạn nên ước chừng lượng người ăn thường xuyên để mua nồi phù hợp. Khách hàng của tôi có rất nhiều đến gặp tôi vì lý do, mua nồi cơm đáng lẽ sử dụng để nấu 5 chén cơm lại thường xuyên chỉ nấu 1 chén, hoặc mua nồi 10 chén để nấu 3 chén. Cách làm này dễ khiến nồi bị lệch chế độ và nhanh hỏng hơn.

Hâm nóng cơm cũ

Dùng nồi cơm điện để hâm nóng lượng cơm cũ bằng cách bỏ cơm cũ từ trong tủ lạnh, đổ chút nước và bật chế độ nấu. Cách làm này không hề được khuyến khích bởi nó tạo ra phản ứng về sự cân bằng kỳ lạ giữa cơm nguội và nước. Tôi đề nghị mọi người hâm nóng cơm bằng lò vi sóng thay vì chọn cách làm hỏng nồi như vậy.

Nấu nhiều món ăn khác

Với nồi cơm điện, muốn sử dụng nồi bền chỉ nên sử dụng nồi cho chức năng nấu cơm. Đừng như nhiều người nghĩ đó là nồi đa năng và thoải mái luộc gà, nấu soup, thậm chí làm bánh… Các “thí nghiệm” của bạn có thể thành công nhưng những chất lỏng này nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ tràn và rò rỉ và các phần tử bên trong khiến nồi dễ bị hỏng.

Ngâm gạo lứt trước khi nấu

Nhiều người có thói quen ngâm gạo lứt sau vài tiếng để lúc nấu được nhanh hơn. Tuy nhiên, không nên ngâm gạo lứt vào nồi cơm điện tránh việc làm nồi dễ bị xước và hỏng.

Rửa nồi bằng cọ cứng

Những chiếc cọ cứng hay dao thìa bằng kim loại không phải là dụng cụ phù hợp với nồi cơm điện vì lớp ruột bên trong được tráng men. Đừng cố gắng chà sạch bằng mọi giá. Hãy dùng bọt biển hay vải mềm để rửa sạch nồi.

Gạo Sạch Asia là đơn vị cung cấp gạo sạch, đảm bảo chất lượng cho bữa ăn của mọi gia đình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đáp ứng nhu cầu thực phẩm thiết yếu nhé.

THÔNG TIN CHI TIẾT:

Fanpage: GaoSach.Asia

Hotline: 0393 170 979

Website: gaosach.asia

Cơ sở 1: Số 231, Yên Duyên, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 105, Hoàng Ngân, P. Nhân Chính, TX, Hà Nội