Các cách khử mùi gạo để lâu đơn giản – Hữu ích 

Việc xử lý gạo hôi, có mùi mốc như thế nào hiện nay đang là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, tình trạng nấm mốc ở gạo diễn ra ngày càng phổ biến do mọi người không biết cách bảo quản. Vậy cách khử mùi mốc của gạo như thế nào? 

Chọn gạo chất lượng khi mua

Chọn gạo chất lượng và bảo quản đúng cách sẽ hạn chế được tình trạng gạo có mùi hôi khi để lâu ngày.

Theo đó khi mua, bạn nên chọn loại gạo có hạt đều, bóng bẩy, màu sắc sáng, toả hương thơm thoang thoảng và có vị ngọt thanh khi cắn thử.

Tránh chọn mua gạo theo mùa vì rất dễ mua nhầm gạo cũ bị gãy nát, đã mất đi dinh dưỡng, ăn không còn ngon nữa. Không nên chọn loại có màu quá trắng hoặc màu bạc. Đó có thể là gạo đã bị tẩy trắng.

Dùng giấm để khử mùi hôi bám trên gạo

Trong giấm chứa axit axetic loãng 5%, có tác dụng diệt khuẩn và khử mùi hôi của gạo rất tốt. Nếu gặp tình trạng gạo có mùi khó chịu, bạn hãy vo sạch gạo với nước rồi cho 1 muỗng cà phê giấm vào nấu cùng. Cách làm này giúp khử mùi hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hương vị của cơm.

Dầu ăn giúp đánh bay mùi hôi của gạo

Nếu không có sẵn giấm tại nhà, bạn cũng có thể dùng dầu ăn để khử mùi hôi của gạo. Sau khi vo gạo xong, bạn cho 1 muỗng cà phê dầu mè hoặc dầu oliu vào rồi mới thực hiện nấu. Cách này không những giúp khử mùi mà còn khiến gạo thêm phần bóng bẩy, thơm ngon hơn.

Nấu gạo với sữa tươi

Nấu cơm với sữa tươi là một trong những phương pháp giúp khử mùi hôi nhanh nhất. Đồng thời cũng sẽ tăng thêm hương vị cho gạo. Để thực hiện phương pháp này, bạn pha sữa tươi với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi cho vào nồi gạo đã vo, bắt đầu nấu. Hạt gạo khi nấu chung với sữa có vị ngọt béo tự nhiên. Đặc biệt sẽ lan toả mùi hương nhẹ nhàng, rất kích thích vị giác.

Có thể khử mùi hôi của gạo bằng đá lạnh tại nhà

Đá lạnh là một nguyên liệu hữu ích trong việc khử mùi hôi của gạo. Sau khi ngâm gạo xong, bạn cho 1 – 2 cục đá vào nồi, rồi để trong khoảng 15 – 20 phút. Lúc này, đặc tính hút mùi hôi của đá sẽ phát huy công dụng, khiến gạo chậm hút nước, trở nên dẻo và ngon hơn.

Vo gạo kỹ để đánh bay mùi hôi

Trước khi nấu cơm, bạn nên vo gạo kỹ khoảng 1 – 2 lần để loại bỏ hết tạp chất. Cách làm này giúp khử mùi hôi của gạo nhanh chóng, hiệu quả.

Vitamin B1 chủ yếu ở bên ngoài của hạt gạo. Chính vì thế nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi các dưỡng chất vốn có. Việc vo gạo với mục đích làm sạch lớp bụi bẩn bên ngoài. Nhưng không có nghĩa càng sạch càng tốt. Nếu chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6, glucid, protein,…

Ngâm gạo trước khi nấu

Phần lớn người dùng đều cho gạo vào nồi nấu ngay lập tức sau khi vo gạo. Tuy nhiên đây là cách không đúng, điều này khiến cho hạt gạo không được đầy đặn và căng bóng. Cách đúng nhất đó là bạn cần phải ngâm gạo khoảng từ 15 đến 20 phút sau khi vo để hạt gạo gạo có thể hấp thụ nước vào bên trong. Điều này giúp gạo trở nên căng mọng và hạt cơm sẽ thơm hơn, giúp loại bớt mùi hôi.

Gạo Sạch Asia là đơn vị cung cấp gạo sạch, đảm bảo chất lượng cho bữa ăn của mọi gia đình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đáp ứng nhu cầu thực phẩm thiết yếu nhé.

THÔNG TIN CHI TIẾT:

Fanpage: GaoSach.Asia

Hotline: 0393 170 979

Website: gaosach.asia

Cơ sở 1: Số 231, Yên Duyên, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 105, Hoàng Ngân, P. Nhân Chính, TX, Hà Nội